Ván Lạng Veneer là gì? Phân loại, ứng dụng, quy trình sản xuất, báo giá chi tiết

02/06/2020 18:01 +07 - Lượt xem: 57196

Theo các KTS hàng đầu tại Việt Nam, ván lạng Veneer là một trong những loại vật liệu được ứng dụng nhiều nhất trong việc sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình, văn phòng, … Bạn đã biết gì về dòng sản phẩm này chưa? Hãy cùng công ty GOMINHTIEN tìm hiểu hiểu chi tiết để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Ván lạng Veneer là gì?

Veneer bản chất là một tấm gỗ tự nhiên được lạng rất mỏng bằng công nghệ bóc ly tâm tạo ra những tấm ván lạng với kích thước chỉ khoảng từ 0.3mm – 0.6mm, độ rộng trung bình khoảng từ 180 – 500mm tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

 

ván lạng veneer là gì

 

Lịch sự hình thành và phát triển

Ngành sản xuất này được bắt nguồn vào khoảng 4000 năm trước trong chiều đại Ai Cập Cổ Đại. Nguyên nhân chính là do quốc gia này không có quá nhiều rừng để khai thác làm đồ dùng nên đã nghiên cứu và tiến hành xẻ nhỏ các cây gỗ sẵn có và tận dụng tối đa chúng để tránh lãng phí.

 

Sau hơn 2000 năm sau, vào khoảng những năm 1806 một kỹ sư người Pháp là Marc Isambard Brunel đã được cấp bằng sáng chế về việc phát minh ra máy lạng veneer và đánh dấu kỷ nguyên tự động hóa ngành sản xuất loại vật liệu này. Năm 1843, nhà máy sản xuất đầu tiên đã được xây dựng và đi hoạt vận hành tại Đức và dần dần được phổ cập trên khắp thế giới.

 

máy sản xuất ván lạng veneer tự động

Hình ảnh máy lạng veneer tự động

 

Quy trình sản xuất

Việc đưa vào sản xuất bằng tự động hóa giúp tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên gỗ bởi lưỡi cưa được sử dụng là loại lưỡi rất mỏng (saw kerf). Toàn bộ các miếng gỗ dày sẽ được cắt mỏng khoảng 0.6mm và không dày quá 3mm. Cụ thể quy trình như sau:

 

– Bước 1. Ngâm gỗ tự nhiên: Toàn bộ các thân cây gỗ nguyên liệu sẽ được ngâm trong nước hoặc phun nước đều lên bề mặt để tạo độ ẩm để đảm bảo kết cấu của gỗ luôn ổn định.

– Bước 2. Loại bỏ nhựa trong gỗ: Toàn bộ gỗ sau khi được xử lý ở bước 1 sẽ được đem vào nồi hấp công nghiệp trong thời gian khoảng 48 tiếng với nền nhiệt khoảng từ 80 – 100 độ C để loại bỏ toàn bộ nhựa tồn tại trong thân cây và giúp to các sợi gỗ mềm hơn.

– Bước 3: Cắt gỗ thành từng khúc: Tùy thuộc vào kích thước sản phẩm đầu ra để tiến hành cắt khúc cây gỗ cho phù hợp.

– Bước 4: Bóc vỏ cây: Để đảm bảo chất lượng các tấm Veneer đồng nhất toàn bộ hệ thống vỏ sẽ được bóc trực tiếp bằng máy quay ly tâm tốc độ cao.

– Bước 5. Lạng mỏng: Toàn bộ nguyên liệu được đưa vào máy để tiến hành lạng mỏng với quy chuẩn mà GOMINHTIEN đã đề cập ở trên là dày khoảng 0.6mm và không quá 3mm.

Hiện tại trên thế giới đang thịnh hành 5 kiểu lạng mỏng như sau:

  • #1. Cắt lát phẳng: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở trên thế giới vì các lát cắt sẽ có sự đồng đều tuyệt đối.
  • #2. Cắt quay
  • #3. Cát lát Quarter
  • #4: Cắt lát Rift
  • #5. Cắt lát nửa vòng

 

– Bước 6. Sấy ván: Sau khi các miếng ván gỗ được lạng mỏng với kích thước chuẩn sẽ được đem đi sấy để kết thúc quá trình sản xuất. Độ ẩm của các tấm ván chỉ nên duy trì trong khoảng từ 8 – 12%.

– Bước 7. Kiểm tra chất lượng: Sau khi kết thúc quá trình sấy, toàn bộ thành phẩn sẽ được đưa ra khỏi máy và được tiến hành kiểm định toàn bộ chất lượng. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

 

Tiêu chuẩn kiểm định:

  • Kích thước: 1220*2440mm
  • Độ dày: 0.3 – 0.8mm
  • Độ ẩm < 11%
  • Độ bóng > 80%
  • Độ đồng màu > 80%
  • Tiêu chuẩn bề mặt: Có 2 loại tiêu chuẩn đánh giá chính là tiêu chuẩn A và tiêu chuẩn B.
  1. Tiêu chuẩn bề mặt A là loại bề mặt không có mắt chết, không bị lỗ và không bị chẻ đuôi cá.
  2. Tiêu chuẩn loại B có 2-3 mắt chết và lỗ, bề mặt mắt không quá 0.05cm2

Phân loại

Đối với ngành sản xuất gỗ công nghiệp, gỗ veneer được phân loại phụ thuộc vào chủng loại gỗ tạo thành. Do vậy, không thể kể chính xác là có bao nhiêu loại. GOMINHTIEN có thể lấy một ví dụ như sau:

 

Phần nguyên liệu gỗ tự nhiên sử dụng để lạng là gỗ óc chó và được phủ trên bề mặt của ván MDF thì người ta sẽ gọi đây là dòng sản phẩm ván MDF phủ veneer tràm. Tương tự nếu chúng ta sử dụng nguyên liệu lạng là gỗ sồi và được phủ trên bề mặt gỗ ghép thông thì dòng sản phẩm này sẽ có tên là gỗ thông ghép thanh phủ veneer sồi.

 

ván ép phủ veneer là gì?

 

Do vậy, tùy thuộc và loại gỗ tiến hành lạng kết hợp với bề mặt được phủ lên sẽ cho ra một loại tên gọi khác nhau. Điểm chung duy nhất chính là nằm ở quy trình sản xuất là như nhau. Vậy những ưu điểm của dòng sản phẩm này là gì?

 

Ưu điểm

  • So với gỗ tự nhiên, loại bề mặt này được đánh giá là có tính ổn định và bền vững, tỉ lệ bị cong vênh mối mọt, co giãn bởi sự thay đổi nhiệt độ môi trường là rất thấp bởi toàn bộ đều là lớp ván được lạng rất mỏng.
  • Ngoài ra, việc được lạng trực tiếp từ bề mặt của gỗ tự nhiên nên gỗ Veneer vẫn giữ được vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên tạo ra những mẫu thiết kế đồ nội thất độc đáo và có tính thẩm mỹ cao.
  • Tuy nhiên, quý vị lưu ý dù được làm từ gỗ tự nhiên nhưng 2 loại vật liệu này hoàn toàn không giống nhau. Gỗ tự nhiên là theo khối có kích thước to nhỏ tùy thuộc và thành phẩm còn ván lạng chỉ có kích thước khoảng 0.3mm và được được trải quá trình xử lý như GOMINHTIEN đã chia sẻ ở mục phía trên.

 

bảng màu ván lạng phủ veneer

 

Ngoài ra, ván lạng phủ veneer còn có một số điểm nhấn đáng chú ý như sau:

  • An toàn với sức khỏe con người: Đây là nguyên liệu từ gỗ tự nhiên, không tẩm ngâm hóa chất độc hại nên đảm bảo 100% không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
  • Giảm thiểu việc chặt phá rừng: Với việc có thể tận dụng 100% nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên về lạng mỏng nên sẽ tối ưu hóa được 100% nguồn nguyên liệu gỗ qua đó góp phần giảm tỉ lệ chặt phá rừng.

 

Ứng dụng

Ở phần phân loại, GOMINHTIEN đã có đề cập qua về phần ứng dụng của loại vật liệu này rồi. Về mặt cơ bản gỗ veneer là một lớp ván chuyên sử dụng để dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp (ván MDF, MFC, ván dăm, gỗ ghép, …) để ứng làm đồ nội thất như: giường, tủ, vách ngăn, cửa, bàn, ghế, …

 

ứng dụng ván hạng veneer làm bàn ghế

Ứng dụng làm bàn ghế

 

ván lạng veneer trang trí phòng bếp

Ứng dụng trang trí phòng bếp hiện đại

 

ván lạng veneer trang trí phòng ngủ

Ứng dụng trang trí phòng ngủ

 

Tóm lại, việc nghiên cứu và phát minh ra sản phẩm gỗ veneer đã góp phần rất lớn vào việc giúp bỏ vệ tài nguyên rừng tự nhiên và giúp con người có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa chọn chủng loại đồ nội thất cho gia đình. Hiện nay, nhu cầu sử dụng loại vật liệu này cũng ngày càng lớn hơn.

 

Nên mua ván lạng veneer ở đâu?

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng loại vật liệu này ngày càng cao, công ty GOMINHTIEN đã tiến hành nhập khẩu và phân phối tại thị trường TPHCM và các tỉnh miền nam Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, kho hàng lớn với số lượng hàng hóa sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của quý khách hàng.

 

Đặc biệt, với tư cách là đại lý cấp 1 nhập trực tiếp sản phẩm từ nhà máy, do vậy giá ván veneer luôn rất ưu đãi và tốt nhất trên thị trường. Ngoài ra, khi đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, kèm theo đó là những  dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.

Khuyến mại đặc biệt: Miễn phí ship 100% cho các đơn hàng tại khu vực nội thành TPHCM và có giá trị trên 20 triệu VNĐ.

GOMINHTIEN hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở phía trên đã giúp quý vị hiểu toàn bộ thông tin về ván veneer. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về chủng loại cũng như bảng báo giá loại vật liệu này hoặc các loại ván, gỗ ghép công nghiệp xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 0903.146.809.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ GỖ MINH TIẾN

Mobil – Zalo: 0903 146 809

Email: gominhtiensg@gmail.com

Địa chỉ: Số 69/6/9 Đường Tân Chánh Hiệp 03, Phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

 




Bài xem nhiều